Năm 2017: BĐS Phía Tây Hà Nội tiếp tục là “điểm nóng”
(charmvit-tower.com) Thị trường BĐS trong 2 năm vừa qua đã có sự khởi sắc đáng kể với hàng loạt dự án trung và cao cấp chào bán ra thị trường. Năm 2017, nhiều chuyên gia dự đoán, phía Tây vẫn sẽ tiếp tục là điểm nóng của thị trường địa ốc. Phân khúc bất động sản cao cấp ở khu vực này cũng có sức hấp dẫn và được thị trường ưu ái…
Đầu tư mạnh mẽ hạ tầng
Theo đó, các quận Nam và Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy đang được chú trọng đầu tư với nhiều trung tâm văn hóa, hành chính, khu tổ hợp văn phòng lớn. Bên cạnh đó là sự đồng bộ hệ thống giao thông hiện đại với tuyến buýt nhanh BRT đã đi vào hoạt động và tàu điện trên cao cũng sẽ chạy thử nghiệm vào quý III 2017.
Những lợi thế về giao thông trên sẽ tạo dựng được sự phát triển toàn diện về mọi mặt cho phía Tây thủ đô. Cùng với đó là việc đáp ứng nhu cầu của phần lớn khách hàng bằng những sản phẩm bất động sản có chất lượng, không gian sống tốt, giá bán hợp lý. Vậy nên, năm 2017, phía Tây Hà Nội chính là mảnh đất tốt cả với các chủ đầu tư và cư dân.
Theo tìm hiểu, các sản phẩm mở bán trong thời gian qua ở các quận Nam và Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy đều thuộc phân khúc cao cấp. Mặc dù cuối năm 2016 số giao dịch ở phân khúc này có hơi chững lại nhưng vẫn tăng trưởng ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Nhiều chuyên gia nhận định, mặc dù nguồn cung nhiều nhưng mức thanh khoản ở khu vực này vẫn là cao nhất trên thị trường.
Một điều không thể phủ nhận rằng các dự án hội tụ được các ưu điểm đắt giá như vị trí trung tâm, phong cách sống đẳng cấp từ nội thất và thiết kế sang trọng và tiện ích hoàn hảo luôn được ưu ái đặc biệt từ thị trường. Phân khúc cao cấp luôn vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhiều khách hàng và nhà đầu tư. Hàng loạt các dự án bất động sản cao cấp mở bán trong thời gian qua được giới đầu tư săn đón là minh chứng rõ nét nhất cho nhận định trên.
Sự “vào cuộc” của các nhà đầu tư ngoại
Theo đánh giá của Tập đoàn tư vấn BĐS CBRE, các nhà đầu tư ngoại cũng tạo dấu ấn rõ nét trên thị trường từ mảng văn phòng, bán lẻ đến căn hộ dịch vụ và khách sạn. Hai tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay là Landmark 72 và Lotte Center Hanoi được đầu tư bởi các chủ đầu tư đến từ Hàn Quốc đều là các khu phức hợp với nhiều hạng mục thương mại có quy mô lớn.
Ngoài ra, gần đây, tập đoàn Samsung đến từ Hàn Quốc cũng gia tăng sự hiện diện của mình tại Việt Nam với việc công bố đầu tư 300 triệu USD dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) cao 21 tầng tại Hà Nội. Cùng với thành công của Lotte Center Hanoi, tập đoàn Lotte tiếp tục đầu tư một tổ hợp thương mại mới với quy mô lớn tại Võ Chí Công, Hà Nội.
CBRE cũng đưa ra nhận định, tại Hà Nội, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia chủ yếu ở mảng thị trường nhà ở và thương mại. Đối với thị trường nhà ở, ở cả sản phẩm chung cư và biệt thự nhà liền kề đều có những dự án đáng chú ý từ chủ đầu tư ngoại như Gamuda Land (nhà đầu tư từ Malaysia), Capitaland (đến từ Singapore đang xây dựng khu đô thị Seasons Avenue) hay Perdana (nhà đầu tư đến từ Malaysia đã mua lại dự án đình đám là biệt thự, nhà liền kề Parkcity tại quận Hà Đông).
Phân khúc văn phòng hay bán lẻ cũng được các chủ đầu tư nước ngoài chú ý và nhà đầu tư thường chọn phương án mua lại các tòa nhà hiện hữu. Nếu như trước đây, bất động sản giải trí chỉ tập trung ở khu vực phía Nam và miền Trung vì lợi thế du lịch và điều kiện thời tiết thuận lợi nhưng vài năm gần đây, trào lưu đầu tư bất động sản giải trí đã lấn sang cả khu vực phía Bắc, đa dạng cả về chủng loại và chủ đầu tư. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, phát triển bất động sản giải trí chỉ dành cho các đại gia.
(Tổng hợp)